Momentum là chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật, giúp xác định xu hướng đang diễn ra và độ mạnh của xu hướng đó. Vậy Momentum là gì và nó có ý nghĩa như thế nào thì hãy cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Momentum là gì?
Momentum (MOM) là gì, đây là động lượng hay sức mạnh của xu hướng. Momentum Indicator là chỉ báo có chức năng đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá.

Nhà đầu tư thường sẽ dựa vào thông số mà chỉ báo này cung cấp để xác định sức mạnh ẩn chứa sau xu hướng hiện tại và Momentum là cơ sở vững chắc giúp dự đoán xu hướng đảo chiều hay là tiếp diễn để nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định vào lệnh chính xác.
2. Ý nghĩa của Momentum
Giúp nhà đầu tư nhìn nhận tổng quát về sức mạnh của xu hướng thị trường:
- Chỉ báo Momentum tăng nghĩa là xu hướng thị trường đang tăng và bền vững.
- Chỉ báo Momentum giảm có nghĩa là xu hướng cũ đang suy yếu và có khả năng xuất hiện sự đảo chiều.
Giúp nhà đầu tư phân tích sâu hơn về hành vi giá:
- Cây nến có thân dài, không có bóng nến là cây nến mạnh, chứng tỏ có lực Momentum cao.
- Cây nến có thân ngắn cùng với bóng nến dài thì là nến yếu và lực Momentum thấp.
Cung cấp cho nhà đầu tư 3 dấu hiệu quan trọng:
- Khi đường chỉ báo Momentum cắt đường 100 là tín hiệu quá mua hoặc quá bán hay giá đang di chuyển nhanh hay chậm.
- Khi cắt đường trung bình động MA sẽ giúp nhà đầu tư tìm ra điểm giá có dấu hiệu đảo chiều.
- Khi đường chỉ báo phân kỳ hoặc hội tụ đường giá là giá đang có xu hướng đảo chiều nhưng nếu đang trong xu hướng mạnh thì tín hiệu đó khá yếu và dễ bị nhiễu.
Xem thêm: Tín dụng ngân hàng là gì? Vai trò của tín dụng ngân hàng
3. Đặc điểm của Momentum
- Đường Momentum luôn dao động quanh đường 100, nếu càng xa chứng tỏ giá biến động càng mạnh. Nếu giá tiến gần tới đường 100 tức là thị trường ít biến động hơn.
- Khoảng cách giữa đường Momentum và đường 100 cho biết giá di chuyển nhanh hay chậm. Nếu khoảng cách càng xa thì thị trường di chuyển càng nhanh và ngược lại.
4. Cách thức tính Momentum
Cách 1: Momentum = Price Close i – Price Close (i-n)
Cách 2: Momentum = (Close i/Close i-n) *100
Trong đó:
- Price Close i: giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i.
- Price Close i-n: giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i-n (n là số phiên giao dịch trước đó).
Xem thêm: Swing trading là gì? Ưu, nhược điểm của swing trading
5. Cách giao dịch với chỉ báo Momentum
5.1. Giao dịch khi đường Momentum cắt đường 100
- Khi đường Momentum đi lên và cắt đường 100 cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế thị trường có khả năng sẽ tiếp tục tăng, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua.
- Khi đường Momentum đi xuống và cắt đường 100 chứng tỏ bên bán đang chiếm lợi thế, có khả năng giá sẽ tiếp tục giảm, là tín hiệu để các nhà đầu tư vào lệnh bán.

5.2. Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá.
- Phân kỳ xuất hiện khi đường Momentum tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng đường giá lại tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.
- Hội tụ xuất hiện khi đường Momentum tạo đáy sau cao hơn đáy trước nhưng đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.
Khi xuất hiện tín hiệu hội tụ, phân kỳ, nhà đầu tư biết được giá có xu hướng đảo chiều nhưng là một tín hiệu yếu khi phân kỳ hoặc hội tụ xảy ra. Khi giá đang di chuyển trong xu hướng mạnh, các tín hiệu dễ bị nhiễu nên nhà giao dịch không nên quá tin tưởng vào tín hiệu đảo chiều này.

5.3. Giao dịch khi đường Momentum cắt đường MA
Kết hợp 2 chỉ báo giúp nhà đầu tư tìm ra các điểm giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Có thể kết hợp với đường trung bình động với các chu kỳ khác nhau, thường là 9, 14, 21. Chu kỳ càng dài thì tính chính xác càng cao.
- Nếu Momentum đi lên và cắt đường MA thì có thể vào lệnh Buy.
- Nếu Momentum đi xuồng và cắt đường MA thì có thể vào lệnh Sell.
Tín hiệu này khá yếu nên nhà đầu tư nên kết hợp cùng các tín hiệu khác để tăng tính chính xác.
Xem thêm: Cổ phiếu niêm yết là gì? Tầm ảnh hưởng của cổ phiếu niêm yết
6. Các nhóm chỉ báo Momentum quan trọng
Nhóm chỉ báo Momentum là nhóm các công cụ được sử dụng để xác định động lực của một tài sản.
– Đường trung bình động (MA): giúp các nhà giao dịch xác định xu hướng và động lực của giá tổng thể bằng cách lấy trung bình các mức giá biến động trên biểu đồ thành một đường cong.
– Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI): đo lường sức mạnh của chuyển động giá hiện tại, thường được để cho thấy giá thị trường có đang quá mua hay quá bán không.
– Đường MACD: là chỉ báo kết hợp cho thấy sự chênh lệch giữa các đường trung bình động nên có thể thấy cả động lượng giá và các điểm đảo chiều có thể xảy ra.
– Stochastic momentum index (SMI): là phiên bản cải thiện của chỉ báo Stochastic truyền thống, đo lường vị trí giá đóng cửa hiện tại so với điểm giữa của phạm vi mức cao – thấp, cung cấp khái niệm về sự thay đổi liên quan phạm vi giá với mục đích cung cấp các ý tưởng về điểm đảo chiều tiềm năng hoặc xu hướng tiếp diễn không.

– Chỉ báo Chande Momentum: là một chỉ báo động lượng sử dụng xung lượng để xác định sức mạnh tương đối trên thị trường.
Xem thêm: Kiều hối là gì? Ý nghĩa của kiều hối
Kết luận
Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ những thông tin cơ bản về chỉ báo Momentum là gì cũng như ý nghĩa của chỉ báo này trên thị trường Forex. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức về Momentum và có cho mình những chiến lược đầu tư với chỉ báo hiệu quả, thu về được lợi nhuận tối đa.