Shooting star được biết đến là một trong những mẫu nến đảo chiều thường xuyên xuất hiện trên biểu đồ thị trường. Cùng 69 Invest tìm hiểu rõ hơn về Shooting star là gì cũng như cách nhận dạng và giao dịch với mô hình Shooting star khi tham gia thị trường đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Shooting star là gì?
Shooting star hay còn được gọi là nến sao băng, nến bắn sao, là mẫu hình nến Nhật đơn có phần thân nhỏ, râu nến trên rất dài, râu nến dưới ngắn hoặc gần như không có. Lưu ý, phần râu nến trên có độ dài tối thiểu gấp đôi chiều dài của thân nến.

Về hình dạng, nến sao băng khá giống với nến Inverted Hammer (nến búa). Tuy nhiên, về thời điểm xuất hiện, nến sao băng thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng, cung cấp tín hiệu đảo chiều từ xu hướng tăng sang giảm. Còn nến búa thì ngược, thời điểm xuất hiện là ở cuối xu hướng giảm, cho tín hiệu đảo chiều tăng. Đây là điểm khác biệt chính giữa hai mẫu hình nến sao băng và nến búa.
Với các nhà đầu tư, khi Shooting star xuất hiện tại cuối xu hướng tăng, trader có thể kết hợp với các công cụ phân tích khác để tìm kiếm lệnh Sell đảo chiều tiềm năng nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
2. Các đặc điểm của Shooting star
Để hiểu thêm Shooting star là gì, chúng ta cần tìm hiểu các đặc điểm của Shooting star. Như đã nói, về hình dạng, mô hình của nến sao băng khá giống với mô hình nến búa ngược. Vì thế, để tránh đưa ra chiến lược giao dịch sai, các nhà đầu tư cần nắm rõ đặc điểm của từng mẫu hình.
Dưới đây là một số đặc điểm của Shooting star:
- Thân nến thường nằm ở phía dưới cây nến và nhỏ do giá đóng cửa và giá mở cửa gần bằng nhau.
- Râu nến ở bên dưới không có hoặc nếu có thì nó cũng rất ngắn.
- Râu nến trên rất dài, gấp khoảng 2 – 3 lần thân nến. Phần râu trên càng dài càng chứng tỏ bên mua đã suy yếu và bên bán sắp chiếm lĩnh thị trường.
- Về vị trí xuất hiện: Nến sao băng chỉ cung cấp tín hiệu đảo chiều đáng tin cậy khi mô hình này xuất hiện ở đỉnh xu hướng tăng hoặc xuất hiện tại các vùng kháng cự mạnh.
- Màu sắc có thể là màu xanh hoặc màu đỏ nhưng trong trường hợp Shooting star đỏ sẽ cho tín hiệu đảo chiều giảm mạnh mẽ hơn.
- Nến sao băng sẽ cung cấp tín hiệu đảo chiều chính xác hơn nếu xuất hiện liên tiếp các cây nến tăng trước đó. Điều này chứng tỏ bên mua đã dồn toàn lực để đẩy giá lên nhưng không thể thắng bên bán.
Xem thêm: Bull and Bear market là gì? Những khuyến nghị đối với các nhà đầu tư chứng khoán
3. Ý nghĩa của Shooting star
Bên cạnh việc nắm khái niệm Shooting star là gì cũng như các đặc điểm của Shooting star, các trader cũng cần hiểu được ý nghĩa của Shooting star.
Theo đó, cũng như các loại nến đảo chiều khác, nến sao băng đem lại những thông tin quan trọng, giúp các nhà đầu tư nắm bắt diễn biến tâm lý thị trường và tìm được các điểm vào lệnh, thoát lệnh một cách hợp lý.
3.1. Shooting star cung cấp tín hiệu vào lệnh, đóng lệnh
Trong trường hợp Shooting star xuất hiện tại đỉnh xu hướng uptrend có nghĩa là xu hướng tăng chuẩn bị kết thúc và thị trường có khả năng sẽ đảo chiều theo xu hướng giảm. Thời điểm này, trader có thể cân nhắc đóng lệnh Buy đang mở hoặc vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng giảm.
Để an toàn và chắc chắn hơn, trader nên xác nhận tín hiệu đảo chiều bằng một số công cụ phân tích khác như chỉ báo kỹ thuật, mô hình giá hoặc chờ có sự xác nhận của những cây nến đỏ phía sau.
3.2. Nắm bắt tâm lý thị trường
Nắm bắt tâm lý thị trường là vấn đề quan trọng, quyết định sự thành công của các nhà đầu tư. Theo đó, với mô hình nến sao băng, nếu phần râu nến trên dài chứng tỏ ban đầu bên mua đã cố gắng đẩy giá lên rất cao. Tuy nhiên, bên bán không chấp nhận điều đó và đã quyết liệt đẩy giá xuống khiến cho giá đóng cửa và mở cửa gần bằng nhau.
Sỡ dĩ nến sao băng không có râu nến dưới hoặc có thì râu nến dưới cũng rất ngắn là vì đến cuối phiên giao dịch, bên bán đã kiểm soát hoàn toàn tình thế và bên mua không thể nào đẩy giá lên được nữa.

Xem thêm: Swing trading là gì? Chiến lược Swing trading như thế nào cho hiệu quả
4. Cách giao dịch hiệu quả với mô hình Shooting star
Mặc dù Shooting star không phải là mô hình nến đảo chiều quá mạnh nhưng dựa vào tín hiệu, mô hình này vẫn giúp trader tìm kiếm các lệnh giao dịch tiềm năng. Tuy nhiên, cần lưu ý, khi mới bắt đầu giao dịch, các nhà đầu tư cần phải kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để xác nhận xu hướng tăng đã suy yếu hoặc chờ có sự xác nhận tín hiệu giảm ở những cây nến đỏ tiếp theo.
Theo đó, chiến lược giao dịch với Shooting star được thực hiện qua các bước dưới đây:
Bước 1: Nhận định xu hướng
Cần lưu ý, Shooting star là mô hình chỉ cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm nếu xuất hiện ở đỉnh của xu hướng tăng hoặc vùng kháng cự mạnh. Vì thế, trader cần xác định xem xu hướng thị trường trước khi xuất hiện mô hình nến sao băng có phải là xu hướng tăng hay không và nó đã có dấu hiệu suy yếu hay chưa.
Để xác định xu hướng, trader có thể sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật như đường trendline, kênh giá, đường MA, hỗ trợ/kháng cự hoặc phân tích trên những khung thời gian lớn hơn.
Bước 2: Kết hợp các công cụ khác
Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp, mặc dù mô hình Shooting star xuất hiện nhưng giá vẫn tiếp diễn xu hướng tăng mà không xảy ra hiện tượng đảo chiều. Do đó, trader cần phải kết hợp với các công cụ chỉ báo để xác nhận lại tín hiệu đảo chiều như: MACD, PSAR, Bollinger Band, Ichimoku…để giảm thiểu rủi ro.
Bước 3: Thực hiện vào lệnh
Trong trường hợp tất cả tín hiệu đều chứng tỏ rằng xu hướng tăng đã suy yếu và thị trường sắp đảo chiều sang giảm, trader sẽ vào lệnh Sell như sau:
- Điểm vào lệnh: Tại mức giá mở cửa của cây nến thứ 3 sau khi cây nến đỏ sau Shooting star đã hoàn thành.
- Cắt lỗ (SL) bên trên vùng đỉnh hoặc kháng cự mạnh 2 – 3 pip.
- Chốt lời theo tỷ lệ R:R là tỷ lệ 1: 2, tức là điểm chốt lời sẽ cách điểm vào lệnh 4 – 6 pip.
Xem thêm: Scalping là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp scalping
Kết luận
Bài viết trên đây đã đưa ra khái niệm Shooting star là gì cũng như đặc điểm, ý nghĩa và cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến sao băng. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp các nhà đầu tư áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của mình.