Swing trading là phương pháp giao dịch được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để nắm giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần, và tần suất giao dịch không nhiều nên công việc trading sẽ khá thoải mái. Vậy cụ thể Swing trading là gì và chiến lược Swing trading như nào cho có hiệu quả thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Swing trading là gì?
Swing trading dùng để chỉ cách giao dịch trung hạn với thời gian nắm giữ vị thế từ vài ngày đến vài tuần nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn trên những khoảng thời gian dài hơn.
Swing trading kết hợp cả phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để nắm bắt được xu hướng biến động của giá trên thị trường. Thông thường, các swing trader lựa chọn biểu đồ trên khung thời gian H4 hoặc D1 và vào lệnh khi chắc chắn khả năng chiến thắng từ 70% đến 100%.
Xem thêm: BAKE coin là gì? Liệu có nên đầu tư vào BAKE coin không?
Đặc điểm của phương pháp Swing trading
- Mục tiêu của Swing trading là nắm bắt được các con sóng trung hạn trên thị trường, cả thuận và ngược xu hướng.
- Khung thời gian phân tích trong Swing trading là W1, D1, khung thời gian phân tích hành động giá là D1, D3 và khung thời gian tìm điểm vào lệnh là H1, H4.
- Thời gian nắm giữ vị thế là từ vài ngày cho đến vài tuần.
- Lợi nhuận của phương pháp giao dịch Swing trading là tỷ lệ lãi lỗ tối thiểu 3:1.
- Swing Trader kết hợp 2 phương pháp là phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản để đưa ra các quyết định giao dịch.
Xem thêm: Stop loss là gì? Chiến lược đặt lệnh Stop loss hiệu quả
Ưu và nhược điểm khi giao dịch theo Swing trading
Ưu điểm của swing trading là gì?
- Giảm thiểu căng thẳng: Swing trading có tần suất giao dịch ít, thời gian lâu hơn so với Day trading và Scalping, nhà đầu tư cũng không phải theo dõi thị trường liên tục nên sẽ đỡ áp lực hơn.
- Tốn ít chi phí giao dịch hơn: Số lượng lệnh mở ít hơn nên giảm được các chi phí như spread, phí hoa hồng, nhưng sẽ mất phí qua đêm.
- Tín hiệu giao dịch tốt hơn: Phân tích trên khung thời gian lớn, kết hợp phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản sẽ cho ra tín hiệu giao dịch chính xác hơn.
- Lợi nhuận mỗi lệnh cao: Swing Trading có thể nắm bắt được con sóng lớn nên lợi nhuận thu được sẽ nhiều hơn.
- Tiết kiệm thời gian: Swing trading không yêu cầu nhà đầu tư phải theo dõi biểu đồ thường xuyên.
- Tránh được các bẫy thị trường: Các tổ chức lớn không thể thực hiện sự thao túng trên khung thời gian lớn.
Nhược điểm
- Lợi nhuận đến khá chậm: Có thời điểm nằm im, tức hòa vốn trong thời gian dài khi thị trường không có sóng lớn.
- Gặp rắc rối với GAP: Swing trading liên quan đến nắm giữ các vị thế trong nhiều ngày. Đôi lúc, thị trường sẽ có những khoảng trống giá đáng kể, nếu GAP đi ngược lại với vị thế đặt lệnh sẽ dẫn đến lỗ nhiều hơn.
- Cắt lỗ, chốt lời xa: Nếu đặt chốt lời xa trong trường hợp giá đi thuận xu hướng nhưng chưa đến điểm chốt lời mà quay đầu, dẫn đến giảm lợi nhuận. Cắt lỗ xa khi thị trường đi ngược hướng cũng sẽ khiến nhà đầu tư mất nhiều hơn được.
- Rủi ro qua đêm: Giờ ra tin tức hoặc những tin tức kinh tế chính trị sẽ khiến giá đi ngược và nhà đầu tư sẽ dễ bị dính Stop loss.
Xem thêm: Buy limit là gì? Cách giao dịch hiệu quả với Buy limit
Một số chiến lược Swing trading hiệu quả
MACD giao nhau
MACD là công cụ để xác định xu hướng nên được các swing traders khá ưa chuộng để xác định tín hiệu giao dịch với MACD sẽ sử dụng 2 đường là đường tín hiệu đặt ở mức 0 và đường trung bình động.
Khi đường trung bình động giao đường tín hiệu là cơ hội để giao dịch.
- MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên trên thì tăng giá, có thể cân nhắc vào lệnh Buy.
- MACD cắt đường tín hiệu từ trên xuống dưới là tín hiệu giảm giá, có thể cân nhắc vào lệnh Sell.
Nhược điểm của chiến lược này là tín hiệu khá chậm trễ. Vào thời điểm giao nhau, xu hướng đã diễn ra được một khoảng thời gian khá dài.
Hỗ trợ và kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự là công cụ phân tích kỹ thuật mà theo phong cách giao dịch nào cũng sẽ sử dụng đến.
- Giao dịch Pullback nếu giá chạm vào vùng hỗ trợ, kháng cự. Đặt lệnh Sell nếu giá chạm vào vùng kháng cự đi xuống. Lệnh Buy khi giá chạm vào vùng hỗ trợ đi lên.
- Giao dịch phá vỡ: Khi giá phá khỏi vùng hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng đã bứt phá. Có thể vào lệnh Buy khi bứt phá khỏi kháng cự đi lên. Vào lệnh Sell khi phá vỡ vùng hỗ trợ và đi xuống.
Giao dịch theo kênh giá
Chiến lược này hoạt động tốt nhất với các điều kiện thị trường đã được xác định rõ ràng là tăng hoặc giảm. Với giao dịch theo kênh giá sẽ dùng các sóng ngắn hạn để vào lệnh.
Khi giá di chuyển từ dưới lên và chạm vào kênh trên, có thể vào lệnh Sell. Ngược lại khi giá di chuyển từ trên xuống dưới, chạm vào kênh dưới thì có thể vào lệnh Buy.
Giao dịch theo mô hình giá
Chiến lược này thì nhà đầu tư cần quan sát biểu đồ và tìm ra mô hình giá từ đó. Tùy vào từng mô hình giá khác nhau sẽ có tín hiệu vào lệnh, cắt lỗ, chốt lời khác nhau.
- Mô hình giá đảo chiều: 2 đỉnh, 2 đáy, vai đầu vai, 3 đỉnh, 3 đáy, kim cương…
- Mô hình giá tiếp diễn: Mô hình cái nêm, chữ nhật, lá cờ, đuôi nheo, cái cốc và tay cầm….
Xem thêm: Scalping là gì? Ưu, nhược điểm của phương pháp scalping
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức khái quát về Swing trading – một công cụ giao dịch phù hợp với biến động thị trường. Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể nắm được Swing trading là gì và chiến lược giao dịch hiệu quả với Swing trading cũng như ưu, nhược điểm của chúng để áp dụng vào thực tế đầu tư được nhanh và tốt nhất.