Đối với ngân hàng, tín dụng vừa là công cụ tạo ra lợi nhuận chính nhưng cũng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả tín dụng thì ngân hàng buộc phải đưa ra được các chính sách tín dụng. Hãy cùng 69 Invest tìm hiểu ngay cụ thể Chính Sách Tín Dụng Là Gì? Những nội dung cần có trong chính sách tín dụng qua bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Chính sách tín dụng là gì?
Chính sách tín dụng có thể được hiểu là một tổng thể những quy định về hoạt động tín dụng mà ngân hàng đưa ra nhằm mục đích chính là định hướng các hoạt động tín dụng và hướng dẫn công nhân viên ngân hàng thực hiện các quy định đó khi cấp tín dụng đến khách hàng có nhu cầu.
Một chính sách tín dụng từ lúc hình thành cho tới khi hoàn thiện sẽ phải trải qua quãng thời gian khá dài trong vòng nhiều năm liền. Tất cả các nội dung liên quan đến tín dụng đều sẽ nằm trong chính sách tín dụng như Quy mô tín dụng, kỳ hạn và lãi suất, phạm vi, sự đảm bảo, khoản tín dụng có vấn đề,…
Xem thêm: Swing trading là gì? Ưu, nhược điểm của swing trading
Ý nghĩa của chính sách tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng
Nhờ có chính sách tín dụng ra đời mà các ngân hàng có thể hướng tới danh mục cho vay một cách hiệu quả hơn, thêm vào đó cũng có thể dễ dàng trong quá trình hướng dẫn, đào tạo cán bộ ngân hàng nắm được chắc chắn thủ tục tín dụng quan trọng, những bước cần tiến hành thực hiện trong quá trình làm tín dụng để hoạt động cho vay luôn đảm bảo được sự chính xác nhất.
Hơn nữa, nhờ có chính sách tín dụng mà ngân hàng có thể xây dựng nên một hệ thống điều hành quản trị toàn bộ các hoạt động tín dụng để hỗ trợ cho Ngân hàng trong các công tác tài chính. Những chính sách tín dụng ấy được thể hiện dựa vào những tư tưởng, định hướng chỉ đạo cũng như gồm cả các quy trình, quy chế của việc cấp tín dụng và quản lý các khoản, các danh mục tín dụng hay phân cấp thẩm quyền,…
Một chính sách tín dụng khi được tạo thành vẫn có thể thay đổi để phù hợp với từng thời kỳ, có thể đáp ứng được định hướng cụ thể và theo từng chu kì hoạt động của ngân hàng để phù hợp với tình hình hoạt động thực tiễn. Khi đảm bảo xây dựng được chính sách tín dụng phản ánh hiệu quả thực tế hoạt động của ngân hàng thì ắt ngân hàng sẽ đạt được những hiệu quả kinh tế cao nhất.
Trong trường hợp ngân hàng rơi vào thời kỳ khó khăn thì bạn cần hiểu rằng nguyên nhân lớn đến từ các chính sách tín dụng, hoặc là do chính sách chưa được xây dựng hiệu quả hoặc do người thực hiện chưa làm đúng chính sách hoặc chưa lường hết mọi biến động có ảnh hưởng xấu từ tác nhân bên ngoài nên không chủ động điều hướng chính sách cho phù hợp hơn.
Như vậy, hiểu về chính sách tín dụng là gì, bạn hãy nắm bắt những nội dung cơ bản vừa được chia sẻ này để có thể tận dụng giá trị, vai trò của chính sách tín dụng trong mọi hoạt động của ngân hàng bạn nhé.
Xem thêm: Tổ chức tín dụng là gì? Một vài tổ chức tín dụng điển hình
Nội dung cần có trong chính sách tín dụng
Khi tìm hiểu về vấn đề này thì ngoài khái niệm chính sách tín dụng là gì cũng như ý nghĩa của nó, chúng ta cũng cần phải quan tâm cả đến những nooijj bao hàm trong đó. Hiện nay, các ngân hàng đều thực hiện chính sách tín dụng có chứa đựng các nội dung quan trọng sau đây:
Chính sách khách hàng
Tại nội dung chính sách khách hàng, người thực hiện cần làm rõ ba yếu tố gồm có đối tượng cấp tín dụng, điều kiện, chính sách phân loại các khách hàng để cấp tín dụng. Bởi vì đối tượng mà ngân hàng cấp tín dụng cho rất đa dạng, họ có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là tổ chức.
Nếu là trường hợp cá nhân đứng ra yêu cầu cấp tín dụng trong tư cách của người đại diện thì cá nhân đó sẽ phải nhận được sự ủy quyền từ chính tập thể đó. Phía người cấp tín dụng phải dựa vào chính sách tín dụng để lọc khách hàng nào không đủ điều kiện, bị cấm hoặc bị hạn chế cấp tín dụng.
Nội dung về điều kiện cấp tín dụng trong chính sách tín dụng
Tương tự như một văn bản pháp luật nhỏ trong phạm vi ngân hàng, những điều kiện cấp tín dụng được quy định hết sức rõ ràng tại chính sách tín dụng. Một khách hàng sẽ được ngân hàng cấp tín dụng nếu khách hàng đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện bao gồm:
- Khách hàng đáp ứng đầy đủ năng lực dân sự
- Mục đích muốn được cấp tín dụng hợp pháp
- Có dự án khả thi
- Luôn đảm bảo thực hiện đúng các quy định liên quan tới tiền vay
- Đảm bảo về khả năng tài chính
- Quy mô, giới hạn tín dụng
Quy định về quy mô và giới hạn tín dụng
Ngân hàng luôn cam kết về việc sẽ hỗ trợ khoản tiền cho khách hàng có nhu cầu tín dụng trong một hạn mức nhất định nào đó. Cụ thể giới hạn đó là bao nhiêu sẽ được xét vào điều kiện, vào nhu cầu cũng như khả năng tín dụng của khách.
Bên cạnh đó, Luật đối với các ngân hàng đã quy định rõ ràng mỗi đơn vị ngân hàng có thể đưa ra quy mô, giới hạn tín dụng khác nhau. Do vậy, trong chính sách tín dụng cần phải đưa cụ thể quy mô và giới hạn tín dụng mà đơn vị ngân hàng của bạn đang áp dụng.

Nội dung về lãi suất, phí suất
Chính sách tín dụng có nêu rõ ràng quy định về lãi và phí suất như sau:
Thứ nhất xét về phương pháp được dùng cho việc tính lãi, người thực thi chính sách tín dụng khi tiến hành đến nội dung này có thể áp dụng ngay công thức tính: Lãi suất tín dụng = lãi đầu ra – đầu vào. Đồng thời có thể trừ đi cả những khoản cũng tham gia vào quá trình tín dụng như lãi suất cơ bản, lãi suất sàn, lãi trần,…
Thứ hai, căn cứ vào các yếu tố tác động đến lãi và phí suất, có rất nhiều yếu tố mà người thực thi chính sách cần lưu tâm, chẳng hạn như thời hạn áp dụng hoàn khoản nợ, mức độ rủi ro khách hàng gặp phải, sự cạnh tranh về tín dụng trong một thị trường chung,… Với nhiều yếu tố ảnh hưởng như vậy và không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện cùng nhau, tùy thời điểm mà có những yếu tố A, B,… nhưng lại không có tác động bởi yếu tố Z chằng hạn chính vì vậy mà mỗi ngân hàng cũng sẽ linh hoạt đưa ra chính sách tính lãi và phí suất khác nhau, áp dụng với các điều kiện không giống nhau. Ngân hàng có thể tính lãi suất tín dụng dựa vào loại tiền hay kỳ hạn hoặc bất cứ yếu tố nào, tùy theo
Mỗi ngân hàng có mức lãi suất tín dụng khác nhau, tùy theo kì hạn, loại tiền. Ngân hàng có thể thực hiện thỏa thuận lãi suất đối với với từng khách hàng cụ thể, trong các hoàn cảnh, trường hợp cụ thể để đưa ra chi tiết cách áp dụng.
Mức lãi suất đó sẽ được chính ban giám đốc của ngân hàng thông qua, sau khi đã quyết định áp dụng thì sẽ phổ biến chi tiết, chính xác tới từng cán bộ hoạt động trong mảng tín dụng. Các chính sách về lãi suất, phí suất chỉ có thể đạt được hiệu quả nếu như được áp dụng đa dạng và linh hoạt thay vì cứng nhắc áp dụng theo một quy định khắt khe cho toàn bộ trường hợp khác nhau.
Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Những điều cần biết về đầu tư tài chính
Thời hạn của tín dụng, kỳ hạn nợ
Tín dụng sẽ được xác định rõ ràng trong một thời hạn và có cụ thể kỳ hạn để phía khách hàng trợ nợ tín dụng. Thời hạn của tín dụng được tính toán bằng công thức: tổng dư nợ của mỗi đầu kỳ cần trả nợ : tổng số dư nợ = thời hạn trung bình của tín dụng.
Việc thiết lập nội dung chi tiết cho chính sách về thời hạn tín dụng sẽ giúp các nhân viên, cán bộ tín dụng giải quyết hiệu quả đối với mối quan hệ giữa hai yếu tố là nguồn và thời hạn khách hàng phải trả nợ tín dụng. Phía ngân hàng sẽ dựa vào kỳ hạn từ nguồn để đưa ra các quyết định quan trọng cho chính sách về kỳ hạn cho khách hàng, áp dụng đặc biệt hiệu quả đối với trường hợp ngân hàng có khả năng tìm nguồn, chuyển hóa chúng không cao.
Dựa vào chính sách thời hạn, kỳ hạn thì người cán bộ sẽ xác định được rất cụ thể kỳ hạn để trả nợ mà khách hàng cần áp dụng. Nguyên tắc áp dụng phổ biến sẽ là: số lần trả nợ trong một kỳ càng tăng thì mật độ luồng tiền càng tăng, giảm kỳ hạn nhưng chi phí thu nợ sẽ tăng.
Các khoản đảm bảo trong chính sách tín dụng
Chính sách này sẽ gồm các điều khoản sau đây:
- Quy định đối với việc tài trợ về các trường hợp được bảo đảm bằng tài khoản.
- Những loại nào được đảm bảo cho loại hình tín dụng.
- Những bảo đảm được chấp nhận
- Tỷ lệ phần trăm cho vay
- Đánh giá, quản lý đối với các loại tài sản được đảm bảo.
Nội dung chính sách quy định cho loại tài sản có vấn đề
Với những loại tài sản có vấn đề thì chính sách đưa ra quy định về cách để xác định các yếu tố sau:
- Nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu,
- Tài khoản thuộc diện nghi ngờ
- Mức độ xấu xác định từ những khoản nợ.
- Trách nhiệm xử lý nợ xấu, phạm vi của việc thanh lý nợ xấu.
Xem thêm: Tín dụng ngân hàng là gì? Vai trò của tín dụng ngân hàng
Kết luận
Trên đây là những nội dung quan xoay quanh vấn đề chính sách tín dụng là gì. Hy vọng, bài viết này sẽ không chỉ mang tới cho bạn hiểu biết chính sách tín dụng là gì mà còn cung cấp thêm nhiều kiến thức liên quan để bạn có thể thuận lợi hành nghề trong lĩnh vực tín dụng một cách hiệu quả hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những chủ đề tiếp theo