Hiện nay, có nhiều các công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ để gia tăng thu nhập và tăng lợi nhuận vốn chủ sở hữu của mình. Qua đó, có thể thấy, chiến lược kinh doanh này có hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu doanh nghiệp không xác định đúng hướng cũng như hoạt động kém hiệu quả. Vậy cụ thể đòn bẩy tài chính là gì và tính đòn bẩy tài chính như thế nào thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Đòn bẩy tài chính là gì?
Theo kinh tế học thì đòn bẩy tài chính là mức độ mà doanh nghiệp sử dụng khoản vốn đi vay của mình để làm tăng thêm tỷ suất lợi nhuận (hoặc vốn chủ sở hữu hay thu nhập trên mỗi cổ phần) của doanh nghiệp. Khoản vốn này phụ thuộc vào nguồn vốn của công ty trong bảng cân đối kế toán.
Hệ số nợ là chỉ số thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ công ty rất chuộng sử dụng công cụ này, và ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì tức là doanh nghiệp đang không quá lạm dụng công cụ này.
Việc sử dụng đòn bẩy ở mức độ cao cho thấy doanh nghiệp có nhiều hơn những cơ hội để gia tăng tỷ suất lợi nhuận. Tuy nhiên cùng với đó cũng sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Mức độ đòn bẩy tài chính cao tương đồng với việc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.
Xem thêm: Đòn bẩy tài chính là gì? Tất tần tật về đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính
Ý nghĩa đầu tiên chính là giúp bù đắp được sự thiếu hụt vốn của doanh nghiệp để có thể duy trì hoạt động kinh doanh và gia tăng tỷ suất lợi nhuận trong tương lai.
Đây cũng là một công cụ có mục đích nhằm thúc đẩy mức lợi nhuận sau thuế của chủ doanh nghiệp từ nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời cũng là công cụ kìm hãm lại sự gia tăng mức lợi nhuận đó.
Bên cạnh đó, đòn bẩy tài chính còn là “lá chắn thuế” của doanh nghiệp. Bởi các khoản vay cũng sẽ như phần tiền lãi và được tính vào chi phí của doanh nghiệp, do đó, nó sẽ được khấu trừ vào phần thu nhập phải chịu thuế khi quyết toán sổ sách cuối kỳ. Nhờ có công cụ này, doanh nghiệp sẽ phải nộp ít thuế hơn nhưng vẫn tăng sinh được lợi nhuận.
Ngoài ra, đòn bẩy tài chính cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn đối với các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch tại các sàn giao dịch ngoại hối. Bởi đây là công cụ giúp các traders nhân số vốn lên nhiều lần, với mục đích thu về được những khoản lợi nhuận lớn hơn.
Xem thêm: Đầu cơ là gì? Ưu, nhược điểm của đầu cơ
Công thức tính đòn bẩy tài chính như thế nào?
Trong đó:
- EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay
- EPS là lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Để tính đòn bẩy tài chính sau khi có thêm khoản lãi vay phải trả:
Với:
- F: chi phí cố định;
- v: chi phí biến đổi trên 1 đơn vị sản phẩm;
- p: giá bán;
- Q: số lượng sản phẩm
- I: lãi vay phải trả
Xem thêm: Tài trợ thương mại là gì? Những lợi ích của tài trợ thương mại
Một số lưu ý khi sử dụng đòn bẩy tài chính là gì?
Chủ doanh nghiệp phải có những định hướng tốt để tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng hay làm ngưng đọng nguồn vốn của công ty.
Lựa chọn nơi cho vay uy tín như các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, tài chính để có được lãi suất ổn định và không gặp rủi ro lớn dẫn đến bước phá sản.
Kết luận
Bài viết trên đã tóm tắt khái quát, sơ lược những kiến thức về đòn bẩy tài chính như cụ thể Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính đòn bẩy tài chính như thế nào cũng như ý nghĩa của đòn bẩy tài chính.
Mong rằng, qua bài viết trên các bạn có thể nắm được những kiến thức đó và vận dụng một cách linh hoạt vào hoạt động kinh doanh, đầu tư của mình để thu về được nhiều lợi nhuận và giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.