Dự trữ ngoại hối rất quan trọng với một quốc gia. Nếu không có nguồn ngoại hối dự trữ đủ, một nền kinh tế có thể bị đình trệ do không thể thanh toán cho hàng nhập khẩu quan trọng như dầu thô, hay nợ nước ngoài. Vậy cụ thể Dự trữ ngoại hối là gì và chúng có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế thì cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của 69 Invest nhé!
Mục lục bài viết
Dự trữ ngoại hối là gì?
Theo IMF, dự trữ ngoại hối là tài sản ngoại tệ mà cơ quan tiền tệ của quốc gia có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu, cân bằng thanh toán tài chính, và dự trữ ngoại hối có ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và các mục đích có liên quan khác.

Qua đó, dự trữ ngoại hối là trữ lượng ngoại tệ được dự trữ bởi Ngân hàng Trung ương của quốc gia. Nguồn dự trữ có thể là tiền giấy, tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc, vàng, quyền rút vốn của IMF, quyền rút vốn đặc biệt và các chứng khoán khác của Chính phủ. Các quốc gia thường nắm giữ phần lớn trữ lượng ngoại hối bằng đô la Mỹ và một phần nhỏ Euro.
Tại sao cần phải dự trữ ngoại hối?
Thứ nhất, các nước sử dụng dự trữ ngoại hối để duy trì giá trị của đồng tiền ở mức cố định.
Như Trung Quốc, nhờ có lượng dự trữ ngoại hối cao, nên giá trị đồng Nhân Dân Tệ so với đô la Mỹ không hề bị lép vế. Khi Trung Quốc dự trữ đô la Mỹ sẽ làm tăng giá trị khi so với đồng Nhân Dân Tệ, từ đó, làm cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn hàng hoá xuất khẩu của Mỹ, dẫn đến tăng doanh thu.
Thứ hai, những nước có hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi dùng dự trữ để giữ giá trị đồng tiền của mình ở mức thấp hơn đồng đô la Mỹ vì những lý do gần như Trung Quốc. Mặc dù đồng Yên Nhật theo chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mua tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ để giữ giá trị đồng Yên thấp hơn đô la Mỹ để làm cho xuất khẩu của Nhật Bản rẻ hơn, thúc đẩy thương mại và tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba là để duy trì tính thanh khoản trong trường hợp xảy ra khủng hoảng kinh tế như lũ lụt hoặc núi lửa, tạm thời đình chỉ khả năng sản xuất hàng hoá của các nhà xuất khẩu địa phương. Trong trường hợp cắt đứt nguồn hàng xuất khẩu đó, Ngân hàng Trung ương có thể dùng ngoại tệ đổi cho đồng nội tệ để thanh toán và nhận hàng nhập khẩu.
Tương tự, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị choáng nếu quốc gia có chiến tranh hay đảo chính quân sự, thì họ sẽ rút tiền gửi của họ từ các ngân hàng của quốc gia này, từ đó, gây ra tình trạng thiếu ngoại tệ nghiêm trọng, dẫn đến làm giảm giá trị của đồng nội tệ và làm cho nhập khẩu đắt hơn, gây ra lạm phát.
Trong trường hợp này, Ngân hàng Trung ương sẽ dùng ngoại tệ dự trữ mua đồng nội tệ để giữ cho thị trường ổn định, hỗ trợ giá trị và ngăn ngừa lạm phát, làm cho các nhà đầu tư cảm thấy an tâm hơn quay trở lại.

Thứ tư là thêm sự tự tin. Ngân hàng Trung ương sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư rằng đã sẵn sàng bảo vệ sự đầu tư lâu dài cho họ. Quốc gia nào có lượng dự trữ ngoại tệ càng mạnh, thì càng có thể ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng kinh tế.
Thứ năm, dự trữ là để đảm bảo rằng một quốc gia đó sẽ đáp ứng các nghĩa vụ bên ngoài như thanh toán quốc tế, các khoản nợ có chủ quyền và thương mại, tài trợ cho nhập khẩu và đáp ứng các chuyển động vốn bất ngờ.
Thứ sáu, một số quốc gia sử dụng dự trữ ngoại hối để tài trợ cho các ngành như cơ sở hạ tầng.
Thứ bảy, hầu hết các Ngân hàng Trung ương muốn tăng lợi nhuận nhưng vẫn giữ được độ an toàn bằng cách nắm giữ vàng và các khoản đầu tư an toàn để làm điều đó là đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Xem thêm: EPS là gì? Tầm quan trọng của chỉ số EPS
Ảnh hưởng của dự trữ ngoại hối
Ảnh hưởng tích cực
- Dự trữ ngoại hối là một trong những tiêu chuẩn quan trọng thể hiện sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Sự tăng nhanh của dự trữ ngoại hối làm nâng cao tín dụng của quốc gia trên trường quốc tế, thể hiện sức mạnh thanh khoản đối với bên ngoài và tăng cường thực lực điều tiết thu chi quốc tế của quốc gia.
- Dự trữ ngoại hối đủ có thể làm cho Ngân hàng trung ương quốc gia có khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối bên ngoài, đồng thời hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái của đồng quốc nội cũng như có khả năng ứng phó với cơn khủng hoảng tài chính đột ngột, duy trì sự ổn định của đồng tiền quốc nội.
- Dự trữ ngoại hối thúc đẩy được sự phát triển kinh tế quốc gia đối với thị trường.
- Thứ nhất, dự trữ ngoại hối có thể nâng cao khả năng tài chính của quốc gia, giảm số vốn đầu tư của các đơn vị quốc nội, thúc đẩy các doanh nghiệp quốc nội tìm kiếm môi trường đầu tư tốt hơn và có khả năng thu lời lớn hơn.
- Thứ hai, dự trữ ngoại hối có thể phát huy tác dụng trong những lĩnh vực như cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu sản nghiệp cũng như nâng cao kỹ thuật sản xuất như nhập khẩu các thiết bị tiên tiến.
- Thứ ba, có thể đáp ứng nhu cầu lớn hơn về ngoại hối của nhân dân.
- Dự trữ ngoại hối là điều kiện cần thiết cuối để đồng tiền quốc nội có khả năng tự do quy đổi sang các đồng tiền nước ngoài. Dự trữ ngoại hối lớn đảm bảo rằng quốc gia đó có khả năng đáp ứng được với các yêu cầu hối đoái có thể xảy ra bất cứ lúc nào, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, đối kháng được với các rủi ro và làm suy yếu các tác động tiêu cực.
- Dự trữ ngoại hối đủ cho phép ngân hàng điều tiết hiệu quả thị trường ngoại hối, duy trì cán cân thanh toán quốc tế, duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái nội tệ trong quá trình tiến tới tự do chuyển đổi.
Ảnh hưởng tiêu cực
Tăng áp lực lạm phát, ảnh hưởng đến cơ quan quản lý tiền tệ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ một cách độc lập qua tác dụng của hiệu ứng số nhân tiền tệ, cung tiền được mở rộng, ảnh hưởng đến tính độc lập của chính sách tiền tệ, gây ra áp lực lạm phát.

Các công cụ phòng ngừa rủi ro của ngân hàng trung ương còn hạn chế và kém hiệu quả phòng ngừa rủi ro. Nếu dự trữ ngoại hối tăng với tốc độ nhanh hơn thì áp lực lạm phát cũng sẽ tăng.
Tăng áp lực lên việc tăng giá đồng nội tệ, ảnh hưởng đến sự phát triển thuận lợi của ngoại thương, đặt một quốc gia vào tình thế khó xử khi vừa chịu tăng áp lực lên giá đồng nội tệ vừa kìm hãm sự tăng trưởng của cung tiền.
Ngoài ra, dự trữ ngoại hối tăng sẽ làm trầm trọng thêm mâu thuẫn thương mại và tình trạng mất cân bằng thanh toán quốc tế, gây bất lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế và ngoại thương của đất nước.
Mang đến chi phí cơ hội cao, tăng rủi ro thu nhập vốn và tỷ giá hối đoái. Việc nắm giữ dự trữ ngoại hối có nghĩa là tích trữ các nguồn lực này, từ bỏ, hy sinh cơ hội đầu tư của mình, gây ra tổn thất kinh tế.
Dự trữ ngoại hối của một quốc gia càng nhiều thì chi phí cơ hội càng cao. Đồng đô la Mỹ có biến động tỷ giá hối đoái thường xuyên, dự trữ ngoại hối cao có thể chịu rủi ro giảm giá đô la Mỹ.
Là nguyên nhân dẫn đến tình trạng dư thừa tiền lưu động, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, trầm trọng thêm tình trạng mất cân đối cơ cấu nền kinh tế. Việc đầu tư vào các quỹ ngoại hối với quy mô lớn gây ra nhiều đợt mở rộng cung tiền nhanh chóng dẫn đến thanh khoản thị trường mở rộng. Có lẽ vấn đề nghiêm trọng hơn nằm ở thanh khoản dư thừa gây ra hậu quả tiêu cực như sụt giảm lợi nhuận và lạm phát.
Xem thêm: Lý thuyết Dow là gì? 6 nguyên lý của Dow
Kết luận
Bài viết trên 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin khái quát về dự trữ ngoại hối cũng như ảnh hưởng của dự trữ ngoại hối đến nền kinh tế. Qua đây ta cũng thấy được sự quan trọng của dự trữ ngoại hối. Mong rằng bạn đọc có thể nắm chắc những kiến thức đó, vận dụng vào công việc thực tế, hạn chế được rủi ro.