Đối với các nhà đầu tư chứng khoán hiện nay, EPS là một trong những chỉ số tài chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem đến rất nhiều lợi ích. Đặc biệt là thông qua EPS, từ đó các nhà đầu tư sẽ xác định được khả năng và triển vọng của cổ phiếu mà mình định mua. Thế nhưng để hiểu đúng bản chất của chỉ số này thì không phải ai cũng làm được. Vì lẽ đó, bài viết dưới đây của 69 Invest sẽ giải đáp cho các bạn EPS là gì, cách tính cũng như tầm quan trọng của chỉ số này.
Mục lục bài viết
EPS là gì?
EPS, viết đầy đủ là “Earning Per Share”, được hiểu là thu nhập tính trên một cổ phiếu. Đây là phần lợi nhuận sau thuế mà công ty sẽ phân chia cho các cổ đông, sau khi đã trừ đi phần cổ tức ưu đãi. Công thức tính EPS như sau:
EPS = Tổng lợi nhuận sau thuế 4 quý liên tiếp / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp.
Cổ phiếu nào có EPS càng cao sẽ càng thu hút được nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, không ít nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm bị “mắc bẫy” khi rót vốn mua những cổ phiếu có chỉ số EPS cao, nguyên nhân là do kết quả kinh doanh mà chỉ số này phản ánh chỉ tính trong 4 quý gần nhất, vậy nên một số doanh nghiệp có thể bắt tay nhau tạo ra những khoản lợi nhuận đột biến nhằm tăng tính hấp dẫn cho các báo cáo tài chính để các nhà đầu tư nhỏ lẻ đổ xô mua.
Vào những quý sau họ sẽ lại tạo nên những thua lỗ ảo để “phi tang” khoản lợi nhuận trước đó, tránh việc phải chia cổ tức. Vậy nên để tránh “rơi vào lưới”, nhà đầu tư cũng cần xem xét các yếu tố khác như lợi nhuận của doanh nghiệp có đến từ việc kinh doanh cốt lõi không hay từ những khoản thu bất thường? Và cả khả năng chia cổ tức những năm trước đó nữa…

Xem thêm: Chỉ số Dow Jones là gì? Tác dụng của chỉ số Dow Jones
Công thức tính chỉ số EPS cơ bản như sau:
EPS = (Thu nhập ròng – cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/số lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
Trong đó:
- Thu nhập ròng: Là lợi nhuận của một doanh nghiệp sau khi lấy thu nhập trừ đi tất cả các chi phí và thuế. Cụ thể:
Thu nhập ròng = Doanh thu thuần + Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính + Các khoản thu nhập bất thường khác – Giá vốn bán hàng – Chi phí (bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp + chi phí bán hàng + các khoản phí bất thường khác) – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Cổ tức cổ phiếu ưu đãi: Là phần lợi nhuận thu được từ cổ phiếu ưu đãi, thường được ấn định dựa vào một tỷ lệ cố định in trên mệnh giá của cổ phiếu đó.
Xem thêm: Giá đóng cửa là gì? So sánh giữa giá đóng cửa và giá đóng cửa điều chỉnh
Tầm quan trọng của chỉ số EPS
Trên thực tế, chỉ số EPS được ứng dụng để xác định P/E trong hoạt động định giá cổ phiếu và đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp.
-
Ứng dụng chỉ số EPS trong hoạt động định giá cổ phiếu
Chỉ số EPS chính là một thành phần tạo nên chỉ số định giá P/E.
Dành cho những bạn chưa rõ thì chỉ số P/E là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Nó thể hiện mức giá mà nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để nhận được một đồng lợi nhuận từ cổ phiếu đó.
P/E = Giá thị trường của cổ phiếu/Thu nhập trên một cổ phiếu
Như vậy, nhà đầu tư sẽ biết được mức định giá mà thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu bằng cách chia giá một cổ phần cho EPS của chính nó. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể so sánh P/E của doanh nghiệp qua từng thời kỳ hoặc đối chiếu với các công ty tương đồng khác. Từ đó, đưa ra nhận định tương đối rằng giá cổ phiếu của doanh nghiệp mình định đầu tư là đắt hay rẻ.

-
Ứng dụng chỉ số EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ
Bạn có thể đánh giá chất lượng tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ bằng cách tính ra tỷ lệ phát triển thu nhập trên cổ phiếu. Công thức cụ thể như sau:
EPS Growth Rate % = (EPS1 – EPS0)/EPS0
Trong đó: EPS Growth Rate là phần trăm phát triển thu nhập trên cổ phiếu, được dùng để nhận xét thị giá của doanh nghiệp trên TTCK.
Tỷ lệ này càng cao thì doanh nghiệp càng được đánh giá cao và ngược lại. Những doanh nghiệp có mức phát triển thu nhập trên cổ phiếu duy trì ổn định ở mức cao sẽ được các nhà đầu tư chú ý hơn.
Xem thêm: Ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ ủy nhiệm thu của một số ngân hàng
Những lưu ý khi sử dụng chỉ số EPS
Mặc dù EPS có ý nghĩa và ứng dụng đặc biệt, là trợ thủ đắc lực cho nhà đầu tư để ra quyết định đầu tư nhưng khi sử dụng nó, nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý một vài điểm sau:
- Chỉ số EPS có thể âm: Nếu trường hợp này xảy ra thì hệ số P/E sẽ không có bất kỳ ý nghĩa kinh tế nào cho quyết định đầu tư của bạn. Khi đó, bạn phải sử dụng đến những chỉ số tài chính khác để đánh giá doanh nghiệp.
- Lợi nhuận của các công ty rất dễ bị biến động trên TTCK, đặc biệt sẽ đột biến khi doanh nghiệp bán tài sản,…Khi đó, chỉ số EPS sẽ bị bóp méo, khiến bạn không có nhận định chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
- Việc các công ty thường xuyên phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi,…sẽ tác động làm cho EPS giảm, dễ khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro.
- Doanh nghiệp có thể sử dụng các thủ thuật kế toán khác nhau để phục vụ mục đích đặc biệt, dẫn tới thay đổi EPS. Nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ về chỉ số EPS trên báo cáo tài chính của công ty.

- Các doanh nghiệp có thể lợi dụng kỹ thuật tính toán nhằm tăng chỉ số EPS sao cho hấp dẫn nhà đầu tư. Vì vậy, bạn cũng cần tìm hiểu cách tính EPS của từng công ty cũng như dựa vào nhiều thước đo tài chính khác để có đánh giá tổng quan, chính xác nhất về doanh nghiệp mình định đầu tư nhé.
Xem thêm: Kiều hối là gì? Ý nghĩa của kiều hối
Kết luận
Như vậy 69 Invest đã gửi tới bạn những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về khái niệm chỉ số tài chính là gì, cách tính, cũng như tầm quan trọng của nó. Hy vọng bạn đã có thêm cho mình một công cụ đắc lực trong việc ra quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, để có những nhận định chính xác nhất, bạn không nên chỉ dựa vào các chỉ số đơn lẻ mà cần kết hợp nhiều số liệu liên quan khác. Chúc các bạn có những phi vụ đầu tư thành công