Quan hệ tài chính là vấn đề hết sức quan trọng với một doanh nghiệp. Bởi mọi vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh đều liên quan đến mối quan hệ này. Ở mỗi mối quan hệ khác nhau thì sẽ có bản chất và phương thức điều chỉnh khác nhau. Vậy cụ thể quan hệ tài chính là gì? Có những điều gì cần biết về quan hệ tài chính thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
- 1 Quan hệ tài chính là gì?
- 2 Quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
- 3 Các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
- 3.1 Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước
- 3.2 Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác
- 3.3 Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động
- 3.4 Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu của doanh nghiệp
- 3.5 Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ
- 4 Chức năng của tài chính doanh nghiệp
- 5 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- 6 Lý do phải điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật
- 7 Kết luận
Quan hệ tài chính là gì?
Quan hệ tài chính (Financial relations) là gì, đây là quan hệ phát sinh trong việc phân phối các nguồn tài chính qua việc tạo lập, quản lý và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế hoặc Nhà nước. Tùy từng mục đích sẽ phát sinh các mối quan hệ có những đặc điểm khác nhau, nhưng đều phải tuân theo những khuôn khổ pháp luật.
Nhà nước thực hiện các hoạt động tài chính và đặt ra pháp luật để điều chỉnh các quan hệ tài chính, hướng dẫn hoạt động tài chính.
Xem thêm: Tài sản ròng là gì? Những điều cần biết về tài sản ròng
Quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.
Thứ hai, tài chính doanh nghiệp là một bước của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, một phạm trù khách quan gắn với sự ra đời của nền kinh tế hàng hoá. Là các quan hệ kinh tế gắn liền với tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Để tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đó. Trong quá trình đó, phát sinh các luồng tiền tệ gắn với hoạt động đầu tư, các luồng tiền đó bao hàm các luồng tiền tệ đi vào và đi ra khỏi doanh nghiệp, tạo thành sự vận động của các luồng tài chính.
Xem thêm: Công cụ tài chính là gì? Các loại công cụ tài chính phổ biến
Các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp
Thứ nhất, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước
Thể hiện thông qua việc doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách..
Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hội khác
Quan hệ tài chính này rất đa dạng và phong phú, được thể hiện qua việc thanh toán, thưởng phạt khi doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau.
Ngoài quan hệ tài chính với các chủ thể kinh tế khác, doanh nghiệp còn có quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác như thực hiện tài trợ cho các tổ chức xã hội…
Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động
Mối quan hệ này là việc các chủ sở hữu thực hiện hỗ trợ các chính sách lương, thưởng, bảo hiểm, an toàn trong lao động.
Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu của doanh nghiệp
Thể hiện trong việc chủ sở hữu thực hiện việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn khỏi doanh nghiệp và trong việc phân chia lợi nhuận sau thuế.
Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ
Là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp qua việc hình thành và sử dụng quỹ của doanh nghiệp, hay khi phân phối kết quả kinh doanh và thực hiện hạch toán nội bộ.
Xem thêm: Lệnh thị trường là gì? Sự khác biệt giữa lệnh thị trường và lệnh giới hạn
Chức năng của tài chính doanh nghiệp
Tạo vốn và luân chuyển vốn: Nhằm đảm bảo vốn hoạt động của doanh nghiệp luôn đủ và ổn định, đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất.
Phân phối lại thu nhập: Cân đối lại nguồn vốn, biết cách sử dụng lợi nhuận sao cho hiệu quả nhất, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kiểm tra giám sát quá trình luân chuyển vốn: Bộ phận tài chính doanh nghiệp có thể đưa ra được các đề xuất thích hợp đến người quản lý công ty về các vấn đề để nâng cao tính hiệu quả trong việc kiểm soát vốn.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp
- Cải thiện hiệu quả trong kinh doanh
Tài chính giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn như huy động nguồn vốn kịp thời, tận dụng thời cơ kinh doanh.
Lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn phù hợp làm giảm chi phí sử dụng vốn, góp phần rất lớn vào việc tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Việc huy động tối đa vốn hiện có có thể tránh được tổn thất do đình trệ vốn, giảm số lượng cho vay, làm giảm các khoản thanh toán lãi, góp phần vào việc tăng lợi nhuận sau thuế.
- Sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
Việc tổ chức sử dụng vốn là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế yêu cầu, đặt ra các tiêu chuẩn rất khắt khe cho doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kết hợp bán các sản phẩm mà thị trường cần, các nhà quản lý phải sử dụng vốn một cách thật tiết kiệm và hiệu quả.
- Kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Quá trình kinh doanh là quá trình huy động và chuyển đổi hình thức vốn thông qua thu chi hàng ngày và báo cáo tài chính để có thể kiểm soát kịp thời và tổng thể hoạt động của doanh nghiệp.
- Cơ sở để phát hiện những thiếu sót và tiềm năng chưa được khai thác.
Xem thêm: Chứng chỉ quỹ là gì và những điều cần lưu ý khi đầu tư chứng chỉ quỹ
Lý do phải điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật
– Ở bất kỳ quốc gia nào, nhà nước đều tham gia vào quan hệ tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong các hoạt động của nhà nước có hoạt động tài chính mang tính công quyền nên đòi hỏi phải được thể chế hóa về mặt pháp luật.
– Bản chất của tài chính là các quan hệ kinh tế trong phân phối các nguồn tài chính, của cải xã hội gắn với việc hình thành, chuyển giao, sử dụng các quỹ tiền tệ bảo đảm về mặt vật chất cho các hoạt động.
– Các quan hệ tài chính phản ánh lợi ích kinh tế giữa các chủ thể, chủ yếu là lợi ích kinh tế trực tiếp của Nhà nước, xã hội và người dân. Để hài hòa các mối quan hệ lợi ích trên, Nhà nước cần sử dụng đến pháp luật.
– Điều chỉnh các quan hệ tài chính bằng pháp luật nhằm bảo đảm tính kế hoạch, công khai vì mối quan hệ vừa chi phối vừa phụ thuộc lẫn nhau.
– Các quan hệ tài chính ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn, chịu sự tác động của các quy luật khách quan của thị trường. Để quản lý hoạt động này được minh bạch, Nhà nước phải sử dụng pháp luật.
– Khẳng định quyền lực của Nhà nước trong điều tiết và phân phối của cải xã hội, cũng là những yêu cầu mang tính bắt buộc về nghĩa vụ tài chính với các thành viên của xã hội là sự công khai.
– Việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ phản ánh kết quả của quá trình cân đối giữa quy mô nguồn lực tài chính và nhu cầu. Mặc dù, nguồn tài chính có hạn, nhưng nhu cầu thì vô hạn, nên để các nguồn tài chính được sử dụng tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu các chi phí, các quan hệ tài chính phải được điều chỉnh theo pháp luật.
– Bảo đảm thực hiện các chức năng vốn có của tài chính, nhà nước sử dụng những biện pháp thông qua công cụ pháp luật bởi xuất phát từ các thuộc tính của pháp luật (tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước).
Xem thêm: Position Trading và phương pháp Position trading hiệu quả
Kết luận
Qua đây, bài viết cũng đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về quan hệ tài chính là gì, quan hệ tài chính trong doanh nghiệp có chức năng và vai trò như thế nào, cũng như đưa ra các lý do tại sao cần phải dùng pháp luật điều chỉnh quan hệ tài chính. Mong rằng qua bài viết trên của 69 Invest, bạn đọc có thể nắm vững được một trong những mối quan hệ quan trọng trên thị trường kinh tế – quan hệ tài chính.