Ngân hàng là thuật ngữ đã không còn xa lạ với bất cứ ai, là tổ chức phát hành tiền ra thị trường. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có dịch vụ tín dụng khá mới lạ thời gian gần đây. Vậy tín dụng ngân hàng là gì? Vai trò của tín dụng ngân hàng như thế nào thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng (Credit) là mối quan hệ giữa người cho vay và người vay, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc hàng hoá cho người đi vay trong khoảng thời gian nhất định. Người đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng đã vay khi đến hạn.
Tín dụng ngân hàng (Bank credit) là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, trong đó tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn.
Ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, trong quan hệ tín dụng, ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay.
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng nhận tiền gửi của doanh nghiệp và cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn. Với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp và cá nhân.
Tín dụng ngân hàng gồm cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính.
Xem thêm: Ủy nhiệm thu là gì? Dịch vụ ủy nhiệm thu của một số ngân hàng
Phân loại tín dụng ngân hàng
Căn cứ vào thời hạn tín dụng
Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới 1 năm, được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm, cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới kỹ thuật, mở rộng xây dựng các công trình có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là khoản vay trên 5 năm, được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến, mở rộng sản xuất với quy mô lớn
Đối tượng tín dụng
– Tín dụng vốn lưu động: để hình thành vốn lưu động của các tổ chức như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất.
– Tín dụng vốn cố định: để hình thành tài sản cố định.
Mục đích sử dụng vốn
– Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa.
– Tín dụng tiêu dùng: cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.
– Tín dụng học tập: cấp phát để phục vụ việc học tập.
Chủ thể tín dụng
– Tín dụng thương mại:
+ Là quan hệ giữa các doanh nghiệp dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa.
+ Đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời cho doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa.
– Tín dụng ngân hàng:
+ Là quan hệ giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân.
+ Tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản và đáp ứng nhu cầu tín dụng tiêu dùng cá nhân.
– Tín dụng Nhà Nước:
+ Là quan hệ tín dụng mà Nhà nước là người đi vay, nhân dân là người cho vay.
+ Mục đích là bù đắp bội chi ngân sách.
Đối tượng trả nợ
– Trực tiếp: người đi vay cũng là người trực tiếp trả nợ.
– Gián tiếp: người đi vay và người trả nợ là hai đối tượng khác nhau.
tính chất của khoản vay
– Tín dụng có đảm bảo: các khoản vốn tín dụng có hàng hóa, vật tư tài sản đảm bảo.
– Tín dụng không có đảm bảo: các khoản tín dụng dựa vào uy tín, sự tín nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân, không cần có hàng hóa, vật tư, tài sản đảm bảo
Xem thêm: RSI phân kỳ là gì? Dấu hiệu của RSI phân kỳ là gì?
Đặc điểm của tín dụng ngân hàng
Cơ sở quyết định tín dụng là lòng tin của ngân hàng về việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và có khả năng hoàn trả nợ vay đúng hạn.
Tín dụng là chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Tín dụng cấp chủ yếu là tiền gửi của các cá nhân, tổ chức trong ngoài nước. Khách hàng nhận được khoản vay chỉ mang tính chất tạm thời và sử dụng vào mục đích đã cam kết.
Tín dụng có thời hạn và hoàn trả vô điều kiện. Ngân hàng thực hiện chức năng đi vay để cho vay nên phải có thời hạn để đảm bảo. Khách hàng không phải là chủ sở hữu thực sự của số tiền vay nên phải cam kết hoàn trả vô điều kiện.
Giá trị tín dụng được nâng cao nhờ lợi tức. Giá trị hoàn trả phải lớn hơn giá trị lúc cho vay để bù đắp chi phí hoạt động và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Thứ năm, đặc trưng bản chất là tiềm ẩn rủi ro cao.
Xem thêm: Coin là gì? 8 sai lầm nhiều người mắc phải khi đầu tư coin
Vai trò của tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng đảm bảo nhu cầu về vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho các cá nhân.
Việc phân phối tín dụng góp phần điều hòa cho quá trình sản xuất được liên tục.
Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, động lực kích thích tiết kiệm, phương tiện cung cấp vốn cho đầu tư phát triển.
Tín dụng là nguồn hình thành vốn lưu động và cố định của các doanh nghiệp, góp phần động viên sản xuất, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học để đẩy nhanh tái sản xuất.
Thông qua việc đầu tư tín dụng góp phần sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý.
Thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.
Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và sản xuất
Thứ ba, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mũi nhọn.
Góp phần tác động tăng cường chế độ hạch toán kinh tế doanh nghiệp
Xem thêm: Ủy nhiệm chi là gì? Tác dụng và ưu, nhược điểm của ủy nhiệm chi
Kết luận
Như vậy, bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về tín dụng ngân hàng là gì? Các loại tín dụng ngân hàng cùng vai trò của chúng trong nền kinh tế.
Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm vững những kiến thức để áp dụng vào doanh nghiệp và bản thân mình sao cho đạt hiệu quả nhất.