Tín dụng thương mại là một trong những hoạt động khá phổ biến trong nền kinh tế phát triển như hiện nay nhưng lại chưa có nhiều người hiểu được rõ về tín dụng thương mại là gì? Nội dung hoạt động của tín dụng thương mại là gì? Vì vậy, 69 Invest sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin về tín dụng thương mại qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết
Tín dụng thương mại là gì ?
Tín dụng thương mại là gì, đây là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất với nhau bằng hình thức mua bán chịu hàng hóa trả chậm hay trả góp hàng hoá. Khi đã đến thời gian thỏa thuận thì doanh nghiệp, người mua phải trả cả gốc và lãi cho người bán bằng tiền tệ.
– Các loại tín dụng thương mại
Tín dụng thương mại được chia thành 2 loại:
+ Tín dụng thương mại tự do: Là tín dụng thương mại được chấp nhận trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu.
+ Tín dụng thương mại có chi phí: Là tín dụng thương mại ngoài tự do với chi phí bằng % chiết khấu cho phép.
Các nhà quản trị tài chính thường sử dụng tín dụng thương mại tự do, chỉ sử dụng tín dụng thương mại có chi phí khi phân tích chi phí vốn và chi phí đó nhỏ hơn chi phí vốn có từ nguồn khác.
Nội dung hoạt động của tín dụng thương mại
– Tín dụng thương mại cho vay bằng hàng hóa. Hàng hóa là một bộ phận của vốn sản xuất chuyển hóa thành tiền.
– Người cho vay và người đi vay đều là những doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, lưu thông hàng hóa. Trong đó, người cho vay là người bán chịu còn người mua chịu là người vay.

– Quá trình vận động và phát triển của tín dụng thương mại gắn liền với sự tái sản xuất xã hội. Vốn cho vay là bộ phận vốn sản xuất kinh doanh.
Ưu điểm của tín dụng thương mại
Đối với nhà cung cấp
Giành được người mua mới
Tín dụng thương mại là một giải pháp để giảm bớt dòng tiền, cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ. Là một nhà cung cấp thì cung cấp tín dụng thương mại là một chiến thuật hiệu quả để doanh nghiệp giành được khách hàng mới nhất là khi các đối thủ cạnh tranh đòi thanh toán trước.
Bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn
Các nhà cung cấp có thể kết hợp tín dụng thương mại với chiết khấu để khuyến khích người mua chi tiêu nhiều hơn. Nếu người mua nhanh chóng hết hàng, có khả năng cao họ sẽ quay lại mua thêm hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cải thiện lòng trung thành của người mua
Tín dụng thương mại có thể ngăn người mua tìm kiếm nhà cung cấp khác và củng cố quan hệ giữa người bán và người mua. Tín dụng thương mại dựa trên sự tin tưởng, mối quan hệ hai bên cùng có lợi, củng cố lòng trung thành của người mua.

Đối với người mua
Tạo điều kiện khởi nghiệp cho các doanh nghiệp
Tín dụng thương mại là biện pháp tương đối có lợi cho các doanh nghiệp mới khi không thể huy động được vốn hoặc các khoản vay nhưng cần có cổ phiếu nhanh chóng.
Có được lợi thế cạnh tranh
Tín dụng thương mại mang lại lợi thế cạnh tranh cho người mua khi đối thủ của họ mua hàng hóa phải trả trước. Tín dụng thương mại cho phép hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn, thích ứng với nhu cầu cũng như sự thay đổi của thị trường.
Không cần trả trước tiền mặt
Người mua có thể tích trữ hàng hóa kịp thời cho nhu cầu cao điểm như đặt các đơn hàng lớn hơn để tận dụng các thời điểm bán hàng quan trọng như lễ, tết.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh
Tín dụng thương mại được là khoản vay không tính lãi, là một trong những cách giữ tiền tốt nhất trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang bán hàng thay cho nhà cung cấp và thu được lợi nhuận từ hoạt động này.
Nâng cao danh tiếng
Doanh nghiệp có thể thanh toán thường xuyên bằng tín dụng là cách tốt để thiết lập và duy trì với tư cách là khách hàng có giá trị. Lịch sử tín dụng thương mại tốt giúp doanh nghiệp trở thành người mua ưu tiên.
Giảm giá và mua số lượng lớn
Nhà cung cấp có thể giảm giá hấp dẫn cho những khách hàng tín dụng thương mại thanh toán sớm. Các doanh nghiệp có lịch sử tín dụng thương mại tốt có thể được giảm giá, nhất là các giao dịch số lượng lớn hoặc độc quyền hàng hóa và dịch vụ.
Nhược điểm của tín dụng thương mại
Đối với nhà cung cấp
Thanh toán chậm
Người mua trả tiền trễ là vấn đề chính mà các nhà cung cấp phải đối mặt.
Nợ xấu
Rủi ro lớn nhất của tín dụng thương mại là các khoản nợ khó đòi. Đây là khoản lỗ lớn nhất của doanh nghiệp và có thể lấy đi toàn bộ lợi nhuận. Nhà cung cấp cần phải tuân thủ các điều khoản tín dụng, không nên cố gắng mở rộng các điều khoản bất hợp lý nào.
Các vấn đề về dòng tiền
Việc người mua thanh toán chậm hoặc không thanh toán dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về dòng tiền.
Chi phí chiết khấu tiền mặt
Các nhà cung cấp đưa ra chiết khấu khi thanh toán sớm để khuyến khích người mua thanh toán sớm, có thể làm giảm lợi nhuận trên doanh số bán hàng.
Điều hành các phòng ban đặc biệt
Nhà cung cấp cần bỏ một khoản khi phí cho việc điều hành các bộ phận bộ phận đánh giá khách hàng, bán hàng, thu tiền…
Đối với người mua
Bỏ lỡ cơ hội giảm giá
Nếu người mua được hưởng tín dụng thương mại, nghĩa là phải bỏ qua khoản chiết khấu.
Tăng giá đầu vào
Những người mua với các điều khoản tín dụng tự do được tính giá ưu đãi, làm tăng chi phí nguyên vật liệu cho người mua, tăng trực tiếp chi phí thành phẩm của người mua, khó có thể trụ vững trên thị trường.
Tiền phạt và lãi suất
Tín dụng thương mại là khoản nợ không lãi suất. Nếu tín dụng thương mại không được thanh toán đúng thời hạn có thể trở thành món nợ đắt giá. Phần lớn các điều khoản và điều kiện tín dụng thương mại đều gồm tiền phạt đối với việc thanh toán chậm và lãi suất phải trả với khoản tín dụng chưa thanh toán, có thể nhanh chóng tạo thành chi phí đáng kể.

Mất thiện chí
Một số nhà quản lý doanh nghiệp có xu hướng trì hoãn các khoản thanh toán cho đến thời điểm chậm nhất có thể nhưng không nhận thức được những vấn đề mà nhà cung cấp đặt ra. Điều này diễn ra lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thiện chí của nhà cung cấp với doanh nghiệp. Và sau cùng, doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vấn đề như nguồn cung cấp muộn, không có nguồn cung cấp.
Chi phí quản lý và kế toán
Nếu mua theo hình thức tín dụng và danh sách nhà cung cấp quá dài, chi phí duy trì và theo dõi các khoản thanh toán sẽ cao. Doanh nghiệp cần một bộ phận đặc biệt chỉ để giải quyết các vấn đề liên quan đến tín dụng thương mại.
Xem thêm: Wire transfer là gì? Ưu, nhược điểm của wire transfer
Kết luận
Như vậy, bài viết trên, 69 Invest đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức về tín dụng thương mại là gì? Những nội dung hoạt động của tín dụng thương mại. Mong rằng qua bài viết, bạn đọc có thể nắm bắt những thông tin đó, có chiến lược quản lý, điều hành doanh nghiệp của mình thật hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận.