Tổ chức tín dụng không phải là khái niệm quá xa lạ với mọi người trong thời đại nền kinh tế phát triển như hiện nay. Vậy tổ chức tín dụng là gì? Chúng có vai trò, đặc điểm và các tổ chức điển hình là gì thì cùng 69 Invest tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết
Tổ chức tín dụng là gì?
Tổ chức tín dụng là gì, đây là một tổ chức kinh tế, kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng như nhận tiền gửi, cấp tín dụng, các dịch vụ thanh toán.
Đối tượng kinh doanh chính của tổ chức tín dụng, mang tính chất nghề nghiệp là tiền tệ và đây cũng là dấu hiệu để phân biệt các tổ chức tín dụng với các loại hình doanh nghiệp khác.
Tổ chức tín dụng và những hoạt động xoay quanh tổ chức đều thuộc phạm vi của pháp luật và sự quản lý của Ngân hàng nhà nước.
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một hoặc một số hay tất cả các hoạt động ngân hàng.
Xem thêm: Kiều hối là gì? Cách chuyển và nhận kiều hối như thế nào?
Đặc điểm tổ chức tín dụng
– Đối tượng kinh doanh: Tổ chức tín dụng hoạt động liên quan chủ yếu đến tiền tệ. Ngoài ra, ngày nay với tình hình kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay thì các tổ chức tín dụng còn mở rộng đối tượng kinh doanh của mình ra nhiều loại hình khác.
– Hoạt động kinh doanh đặc thù: Tổ chức tín dụng có hoạt động kinh doanh đặc thù, chủ yếu là huy động vốn, sử dụng vốn sẵn có hoặc nguồn vốn huy động được.
+ Huy động vốn là việc các tổ chức tín dụng nhận tiền gửi vay vốn ngân hàng nhà nước. Đây là một trong những nghiệp vụ xuất hiện sớm nhất trong hoạt động của các ngân hàng.
+ Sử dụng vốn là việc tổ chức tín dụng cấp tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán cho đối tượng sử dụng vốn của mình.
Trường hợp tổ chức tín dụng đã áp dụng đầy đủ các biện pháp nhưng cũng không thể tăng được khối lượng vốn huy động dẫn đến việc phải thực hiện chính sách tín dụng có lựa chọn, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
– Tính rủi ro: nguy cơ mất vốn gây rủi ro cho toàn hệ thống tín dụng, là những không may bất ngờ xảy đến gây thiệt hại trực tiếp tới hoạt động của tổ chức tín dụng.
– Quản lý tổ chức tín dụng: chủ thể quản lý là ngân hàng nhà nước Việt Nam, là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.
Xem thêm: Tỷ lệ lạm phát là gì? Cách tính tỷ lệ lạm phát như thế nào?
Phân loại tổ chức tín dụng
– Ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng này có thể thực hiện được tất cả các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng. Tổ chức tín dụng là ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ngoài ra, tổ chức tín dụng là ngân hàng được thực hiện một số hoạt động kinh doanh khác như bảo quản tài sản quý hiếm, tư vấn tài chính…
Các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

– Tổ chức tín dụng phi ngân hàng: loại hình tổ chức tín dụng thực hiện một hay một số hoạt động ngân hàng theo quy định như nội dung kinh doanh thường xuyên, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
– Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng thực hiện chủ yếu một số hoạt động ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ.
– Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng thuộc loại hình tổ chức kinh tế tập thể do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã, thường hoạt động dưới sự bảo trợ của ngân hàng nhà nước để thực hiện một số hoạt động ngân hàng với mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ý nghĩa phân loại tổ chức tín dụng
Việc phân loại tổ chức tín dụng thành các tổ chức như ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát việc hoạt động.
– Với tổ chức tín dụng: việc phân loại tổ chức tín dụng có ý nghĩa giúp cho tổ chức tín dụng biết mình nằm ở nhóm nào, áp dụng văn bản pháp luật nào để tuân thủ theo đúng pháp luật đã quy định.
– Với nhà nước: việc phân loại các tổ chức tín dụng có ý nghĩa giúp nhà nước căn cứ vào để áp dụng biện pháp đảm bảo an toàn với từng loại hình, giới hạn hoạt động phù hợp với bản chất, chức năng và nghiệp vụ.
Một số tổ chức tín dụng điển hình
Tổ chức tín dụng ngân hàng
Ngân hàng chính sách xã hội: là ngân hàng do Nhà nước thành lập cho người thuộc đối tượng chính sách vay vốn phát triển sản xuất, giải quyết đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Ngân hàng chính sách xã hội là ngân hàng có chức năng khai thác các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước để lập quỹ cho người nghèo vay, thực hiện các chương trình của Chính phủ với người nghèo.
Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện việc bảo toàn vốn ban đầu, phát triển vốn, bù đắp chi phí.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Các công ty tài chính như công ty tài chính bán hàng, công ty tài chính tiêu dùng, công ty tài chính doanh nghiệp, sở hữu hình thức trung gian về tài chính tín dụng cố định, thực hiện việc huy động các vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau, thực hiện nhận các khoản tiền gửi từ các tổ chức, điều chỉnh các khoản tiền gửi cho phù hợp và quản lý, tiến hành việc phát hành các chứng chỉ tiền gửi, cổ phiếu, trái phiếu để phát tín hiệu đến các công ty và các tổ chức với mục đích là huy động vốn đầu tư.
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng dân dân đóng có vai trò lớn trong việc hỗ trợ nguồn vốn cho nhân dân, đặc biệt là người dân ở những khu vực có kinh tế khó khăn, ít có điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ ngân hàng.

Điều này giúp người dân khó khăn giải quyết được vấn đề kinh tế trong làm ăn, buôn bán, trở thành nền tảng cơ sở căn bản và lâu dài để các quỹ tín dụng nhân dân có thể cho các thành viên của mình hạn chế tệ nạn tín dụng đen, cải thiện đời sống.
Xem thêm: RSI là gì? Phương pháp sử dụng RSI hiệu quả
Kết luận
Như vậy, qua đây, 69 Invest đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về tổ chức tín dụng là gì, đặc điểm, ý nghĩa cũng như các tổ chức tín dụng phổ biến hiện nay.
Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể nắm vững được những thông tin đó, có trong mình những kiến thức dịch vụ hiệu quả nhất.