Ủy nhiệm chi có lẽ đã là một thuật ngữ quá quen thuộc với bạn nếu bạn làm tại ngân hàng hay bạn là kế toán viên. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu Ủy nhiệm chi là gì? Hay tác dụng của Ủy nhiệm chi thì nay 69 Invest sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật các vấn đề cơ bản của ủy nhiệm chi.
Mục lục bài viết
1. Ủy nhiệm chi là gì?

Ủy nhiệm chi tiếng Anh là Payment order, còn có tên gọi khác là lệnh chi hay UNC là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy đinh, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu trích một khoản tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng.
Một cách đơn giản hơn thì Ủy nhiệm chi là một loại chứng từ giao dịch mà phía người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số tiền cho người thụ hưởng.
Một điều cần lưu ý là Ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và ngân hàng chỉ căn cứ vào đó để thực hiện lệnh trích tiền để chuyển cho người hưởng thụ. Ngoài lý do này thì việc ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán của khách hàng là không được phép nếu không có văn bản thỏa thuận trước đó.
Xem thêm: Kiều hối là gì? Cách chuyển và nhận kiều hối như thế nào?
2. Các loại ủy nhiệm chi
Tùy thuộc vào tính tiện lợi hay vào nhu cầu của khách hàng mà UNC thường có 2 loại đó là:
- Ủy nhiệm chi online
Đây là mẫu ủy nhiệm chi được in trực tiếp sau khi tải từ website xuống. Khách hàng chỉ cần vào trang web, điền theo form mẫu sẵn có và tiến hành thao tác in xuống và mang tới ngân hàng giao dịch.
- Ủy nhiệm chi tại quầy
Bạn có thể ra trực tiếp các quầy giao dịch của ngân hàng để lấy các mẫu giấy ủy nhiệm chi rồi trực tiếp điền thông tin vào giấy đó. Đặc biệt với những khách thường xuyên giao dịch, có thể sử dụng 1 cuốn UNC để điền trước thông tin nhằm tiết kiệm thời gian khi giao dịch.

- Ủy nhiệm chi thường được dùng ở đâu?
Ủy nhiệm chi thường được dùng để thanh toán hay thực hiện các giao dịch tài chính cụ thể giữa hai tài khoản cùng hoặc khác hệ thống. Người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền thanh toán của người thanh toán qua:
- Tài khoản Thanh toán nếu cùng ngân hàng.
- Tài khoản Chuyển tiền phải trả nếu khác ngân hàng.
3. Ưu, nhược điểm của ủy nhiệm chi
3.1. Ưu điểm của ủy nhiệm chi
So với các dịch vụ thông thường của ngân hàng, sử dụng hình thức ủy nhiệm chi sẽ mang lại một số điểm thuận lợi như sau:
- Ít sai sót: Hình thức này sẽ hạn chế sai sót vì quá trình thanh toán được ngân hàng kiểm soát chặt chẽ hơn thông thường.
- Tiện lợi: Nhìn chung hình thức thanh toán này khá đơn giản và nhanh chóng, thủ tục chỉ cần có giấy ủy nhiệm chi / phiếu ủy nhiệm chi.
- Thanh toán gián tiếp: Khách hàng không cần liên hệ trực tiếp người thụ hưởng mà sẽ ủy quyền cho ngân hàng và thực hiện toàn bộ các lệnh thanh toán trực tiếp sau đó, từ đó tiết kiệm thời gian và có cơ sở để tra cứu sau này.
3.2. Nhược điểm của ủy nhiệm chi
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, thì hình thức sử dụng giấy ủy nhiệm chi / phiếu ủy nhiệm chi vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, chẳng hạn:
- Tốn thêm phí: Khách hàng khi tiến hành ủy quyền thanh toán ủy nhiệm chi thì sẽ phải trả cho ngân hàng một khoản phí nhất định.
- Trễ nhịp thời gian: Ngân hàng chắc chắn sẽ từ chối thực hiện giao dịch trong trường hợp tài khoản của khách hàng ủy quyền không có đủ tiền để chi trả theo nội dung yêu cầu trong giấy ủy nhiệm chi. Chính vì lý do này nên quá trình thanh toán có thể bị chậm trễ so với tự thanh toán theo hình thức thông thường.
Xem thêm: Giá đóng cửa là gì? So sánh giữa giá đóng cửa và giá đóng cửa điều chỉnh
4. Một số mẫu ủy nhiệm chi phổ biến
-
Ủy nhiệm chi ngân hàng Vietcombank

-
Ủy nhiệm chi ngân hàng BIDV

-
Ủy nhiệm chi ngân hàng ACB

-
Ủy nhiệm chi ngân hàng Techcombank

Xem thêm: Tín phiếu là gì? Phân loại, ý nghĩa và phương thức phát hành của tín phiếu
Lời kết
Vậy là câu hỏi Ủy nhiệm chi là gì đã được giải đáp trong bài viết này. Cùng với đó là những thông tin về: các loại ủy nhiệm chi, ưu – nhược điểm khi sử dụng ủy nhiệm chi. Mong rằng 69 Invest đã giúp các bạn đã nắm được các kiến thức cơ bản về Ủy nhiệm chi qua bài viết này. Chúc các bạn giao dịch suôn sẻ!